Dự án STC Long Thành Đồng Nai tọa lạc ngay mặt tiền đường ĐT 769, ở cả 2 xã Lộc An và Bình Sơn, thuộc huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai.
STC Long Thành Đồng Nai tọa lạc ngay trung tâm “thành phố sân bay”, mặt tiền đường ĐT, cách cảng hàng không quốc tế Long Thành chỉ 2km. Đồng thời, dự án cũng được kết nối trực tiếp với nhiều tuyến đường giao thông chiến lược như: Đại lộ Bắc Sơn – Long Thành, Vành đai 4, ĐT 769 mới, Quốc lộ 51, Cao tốc TP. HCM – Long Thành – Dầu Giây, Cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu, Cao tốc Bến Lức – TP.HCM – Long Thành… Kết nối thuận tiện với TP. HCM, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu và các tỉnh miền Tây Nam bộ.

NHỮNG ĐỘNG LỰC GIÚP DỰ ÁN STC LONG THÀNH SẼ LÀ ĐIỂM ĐẦU TƯ SỐ 1 TẠI VIỆT NAM

Mở rộng Cao tốc TP HCM – Long Thành – Dầu Giây:
Tuyến cao tốc Long Thành – Dầu Giây có điểm đầu tuyến là nút giao thông An Phú thuộc thành phố Thủ Đức, TP. HCM và có điểm cuối là nút giao thông Dầu Giây, Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai. Hiện là đường huyết mạch giúp kết nối giao thông, kinh tế giữa TP. HCM với các vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên.
Trong tương lai gần sẽ thực hiện phương án đầu tư mở rộng cao tốc TP. HCM – Long Thành – Dầu Giây (TP. HCM – Đồng Nai) với quy mô 8 làn xe, tăng gấp đôi số làn xe hiện nay đáp ứng nhu cầu vận tải phục vụ phát triển kinh tế, xã hội cho cả vùng miền Đông Nam Bộ và cả nước, cũng như phù hợp với kế hoạch đầu tư dự án Cảng hàng không Quốc tế Long Thành, dự kiến sẽ hoàn thành giai đoạn 1 vào năm 2025.
Đặc biệt, dự án này sẽ xây dựng thêm cầu Long Thành thứ 2 bắc qua sông Đồng Nai có quy mô như cầu Long Thành hiện hữu với số vốn đầu tư dự kiến là 9.976,586 tỉ đồng.
Thực hiện tuyến đường Vành Đại 4 – TPHCM – Bình Dương – Đồng Nai
Vành Đai 4: Là tuyến đường có tổng chiều dài 197,6km được quy hoạch theo tiêu chuẩn đường cao tốc, quy mô 8 làn xe, rộng 74,5m đi qua 5 tỉnh, thành là: Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa -Vũng Tàu, TP. HCM, Long An, tuyến đường này có vai trò tiếp nhận và giảm bớt lưu lượng giao thông từ miền Tây Nam Bộ, giảm tải và hạn chế tình trạng ùn tắc giao thông trên các tuyến đường nội đô TP. HCM.
Ngoài ra Vành Đai 4 còn bổ trợ cho việc kết nối giao thương, phát triển kinh tế của các tỉnh.
Kết nối tuyến cao tốc Dầu Giây Phan Phiết vào các Tuyến cao tốc Bắc Nam
Cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết: Bắt đầu khởi công vào cuối 2020, là tuyến cao tốc có chiều dài khoảng 99km, tổng mức đầu tư hơn 750 triệu USD, dự kiến hoàn thành vào năm 2022.
Hệ thống công trình cầu gồm 68 cầu, với 18 cầu trên đường cao tốc, 40 cầu vượt trực thông với đường cao tốc, 10 cầu trong nút giao liên thông đã được điều chỉnh quy hoạch với quy mô 6 làn xe.
Đây cũng là tuyến sẽ kết nối với các tuyến cao tốc đã và đang đầu tư ở vùng Đông Nam Bộ, rút ngắn thời gian di chuyển từ TP HCM đến các tỉnh vùng duyên hải Nam Trung Bộ, cũng như giải quyết tình trạng quá tải cho Quốc lộ 1A hiện tại.
Thông xe tuyến cao tốc Bến Lức Long Thành
Cao tốc Bến Lức – Long Thành: Dự án đường cao tốc Bến Lức – Long Thành có tổng mức đầu tư giai đoạn 1 khoảng 31.320 tỉ đồng. Tuyến cao tốc này sẽ giúp giao thông liên vùng miền Tây đi hướng Vũng Tàu, Đồng Nai không cần “quá cảnh” TP. HCM, được kết nối với mạng đường cao tốc – quốc lộ, với hệ thống cảng biển Cái Mép – Thị Vải, Sao Mai – Bến Đình và với sân bay Quốc Tế Long Thành.
Thực hiện cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu
Cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu: dự kiến triển khai và hoàn thành trong khoảng 2021- 2025, tuyến đường dài 53,7km với điểm đầu kết nối tuyến tránh quốc lộ 1 qua TP Biên Hòa, điểm cuối giao với đường vành đai TP Bà Rịa (quốc lộ 56).
Tuyến cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu được đề xuất đầu tư với quy mô 4 – 6 làn xe, chiều rộng nền đường 24,75 – 34,5m tùy theo từng đoạn. Tổng mức đầu tư sơ bộ giai đoạn 1 19.012 tỉ đồng.
Sau khi hoàn thành cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu rút ngắn thời gian di chuyển từ Đồng Nai về thành phố du lịch Vũng Tàu chỉ còn 25 phút di chuyển.
Thực hiện tuyến cao tốc Dầu Giây – Liên Khương
Cao tốc Dầu Giây – Liên Khương: Đầu tư sơ bộ giai đoạn 1 khoảng 16.408 tỷ đồng, khi hoàn thành sẽ góp phần thay đổi bộ mặt kinh tế, xã hội của tỉnh Đồng Nai và Lâm Đồng, tạo tiền đề cho các lĩnh vực phát triển đặc biệt là Bất Động Sản.
Rút ngắn thời gian di chuyển từ TP. HCM đến Đà Lạt chỉ 3 giờ thay vì trên 6 giờ như hiện nay. Tuyến cao tốc cũng sẽ giảm tải cho quốc lộ 20.
Bất đầu xây dựng Sân Bay Long Thành
Sân Bay Quốc Tế Long Thành: Đã bắt đầu khởi công xây dựng vào tháng 1-2021. Sân bay Quốc Tế cấp 4F hiện đại nhất Đông Nam Á với quy mô hơn 25.000 ha, rộng gấp 6 lần sân bay Quốc Tế Tân Sơn Nhất, gấp 8 lần sân bay Quốc Tế Nội Bài.